Simulacra và mạng xã hội

Hôm qua mình post bài về việc dùng AI tư vấn cho cô gái 34 tuổi trên VnExpress, có vài người bảo bài viết đó là giả, do AI bịa ra, và mình quá rảnh (và dở) nên mới phản  hồi 😀 . Có mấy vấn đề như này : 

Bài viết trên VnExpress thực hay giả có quan trọng không? Điều đó có ảnh hưởng tới nội hàm bài của mình không? Và cuối cùng : “cái thực” là gì, nó có thực sự tồn tại không? 

Câu hỏi thứ 3 sẽ dẫn đến một khái niệm mà mình rất thích : Simulacra.

Về vấn đề đầu tiên: bài viết có thể là giả, nhưng người đọc vẫn là người thật, và những bài học rút ra được (nếu có) cũng thật. Việc cô gái 34 tuổi kia có tồn tại hay không, câu chuyện có thật hay không thực ra không ảnh hưởng nhiều đến thông điệp của mình.

Hầu hết các tác phẩm vĩ đại đều là hư cấu. Tây Du Ký cũng vậy. Tôn Ngộ Không không có thật, nhưng bài học “tôn hành giả, giả hành tôn” vẫn mang tính thời đại. Thế nên việc câu chuyện kia có thực hay không không quá quan trọng, quan trọng là nó giúp được gì cho người đọc.

SIMULACRA : KHI THỰC TẠI KHÔNG CÒN LÀ THỰC TẠI

Baudrillard còn đi xa hơn khi cho rằng chúng ta không sống trong thực tại “thuần túy” nữa mà đang sống trong hyperreality – một thế giới được định hình bởi mô phỏng, hình ảnh truyền thông, và ký hiệu không còn gắn kết với bất kỳ thực tại khách quan nào.

Khi chúng ta tranh luận về việc bài tâm sự kia là thật hay giả, chúng ta đang rơi vào chính cái bẫy của Simulacra: đâu là ranh giới giữa thật và giả trong thời đại số này? Một câu chuyện do AI tạo ra nhưng phản ánh đúng những vấn đề tâm lý con người đối mặt có phải là ‘giả’ không? Một lời khuyên có giá trị giúp người khác vượt qua khó khăn, dù đến từ AI hay từ con người, có phải là ‘thật’ không?

Theo Baudrillard, Simulacra trải qua bốn giai đoạn:

  1. Phản ánh thực tại: Bản sao phản ánh một thực tại cơ bản
  2. Biến dạng thực tại: Bản sao che giấu và làm bóp méo thực tại
  3. Thay thế thực tại: Bản sao che giấu sự vắng mặt của thực tại
  4. Siêu thực tại: Bản sao không liên quan gì đến bất kỳ thực tại nào – nó trở thành “hyperreal”
Bốn giai đoạn của Simulacra

Trong xã hội hiện đại, các simulacra xuất hiện khắp nơi – từ truyền thông, quảng cáo, đến mạng xã hội và thực tế ảo. Ví dụ, một hình ảnh quảng cáo không còn đơn thuần đại diện cho sản phẩm mà tạo ra một thực tại mới, một khao khát hoặc ý tưởng về lối sống, như trong ảnh là ví dụ về Oreo cá, có còn liên quan tới con cá nữa đâu. (  Ai đã từng xem phim Ma trận rồi thì phim Ma trận cũng dựa trên ý tưởng về Simulacra ). Thời kỳ mạng xã hội mới bắt đầu, nhiều người đã nhắc đến lý thuyết này như một tiên đoán của Baudrillard về tương lai của chúng ta.

——

Dưới đây là phân tích về Simulacra trong mạng xã hội do Claude viết

GIAI ĐOẠN 1: Phản ánh thực tại

Mạng xã hội ban đầu phản ánh đời sống thật – chia sẻ ảnh thật, kết nối với bạn bè thực, và đăng những sự kiện đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.

GIAI ĐOẠN 2: Biến dạng thực tại

Người dùng bắt đầu chỉnh sửa, lọc ảnh và chỉ chia sẻ những khoảnh khắc tích cực, tạo phiên bản “nâng cấp” của cuộc sống thật – bộ lọc làm đẹp, bữa ăn được sắp xếp để chụp ảnh, kỳ nghỉ được trình bày như hoàn hảo.

GIAI ĐOẠN 3: Che giấu sự vắng mặt của thực tại

Nội dung được tạo ra chủ yếu cho mạng xã hội – influencer dàn dựng cuộc sống “hoàn hảo”, chuyến đi được lên kế hoạch chỉ để chụp ảnh, mối quan hệ được trình bày là lý tưởng dù thực tế khác. FOMO xuất hiện khi người dùng tin rằng những trải nghiệm trên mạng là “thực” hơn cuộc sống của họ.

GIAI ĐOẠN 4: Không liên quan đến thực tại (hyperreality)

Mạng xã hội trở thành thực tại riêng – xu hướng và meme tạo thành văn hóa độc lập, influencer kỹ thuật số và AI có hàng triệu người theo dõi, metaverse tạo ra “đời sống thứ hai” nơi người dùng đầu tư cảm xúc và tài chính vào trải nghiệm hoàn toàn ảo.

Giai đoạn 4 Claude phân tích chưa hợp lý, và có thể gây khó hiểu. Ví dụ như một người lên Facebook, dù dàn dựng persona khác với chính mình ngoài đời thực đến như nào đi nữa, thì vẫn sẽ chỉ ở giai đoạn 2 và 3. Vì persona này vẫn liên quan đến con người thật của họ, dù là mối quan hệ phủ định đi nữa. Thế nhưng nếu người ta tạo ra một persona hoàn toàn mới, và persona này phát triển đến mức có lịch sử, mối quan hệ, cảm xúc và trải nghiệm riêng không liên quan gì đến người thật đằng sau nó thì mới là giai đoạn 4

Leave a Comment